Làm sao để hết ứ dịch lòng tử cung hiệu quả
Sự ứ dịch lòng tử cung (UDLTC) là tình trạng trắc trở ở giai đoạn hậu sản, mặc dù không nghiêm trọng đến tính mạng như bệnh lý UDLTC làm người mẹ khó chịu cần giải quyết dứt điểm bằng hút thoát dịch lòng tử cung.
Một lý do nào đó, sự thoát sản dịch không xảy ra hay sự thoát không hoàn toàn gây nên tình trạng UDLTC. Bạn thắc mắc"Làm sao để hết ứ dịch lòng tử cung hiệu quả" thì hãy xem bài viết bên dưới.
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn: 028 6285 7515
Link tư vấn miễn phí: nhấn vào đây
Dịch lòng tử cung sau sinh được hình thành như thế nào?
Sau khi bé sinh ra và nhau được thoát ra ngoài, tử cung của người mẹ sẽ co lại tạo thành một khối cầu an toàn, tử cung co hồi tốt giúp khả năng cầm máu sinh lý, hạn chế được sự mất máu sau sinh. Những ngày tiếp theo khả năng co hồi tử cung giảm đi. Tử cung ban đầu ta có thể sờ thấy ngay dưới rốn, mỗi ngày sự co hồi nhỏ dần khoảng 1 - 1,5cm, đến ngày thứ 13 tử cung co hồi nằm trong tiểu khung của người mẹ ta sẽ không còn sờ thấy nữa. Sau mỗi ngày tử cung co hồi là sự thoát chất dịch từ lòng tử cung ra ngoài theo đường âm đạo. Chất dịch từ lòng tử cung sau sinh ta gọi là sản dịch. Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung (màng rụng), những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, phần sót lại nước ối và những chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do sự sinh đẻ gây ra.
Cho con bú mẹ sớm là một cách giúp cho tử cung co hồi được tốt nhất
Tại sao có ứ dịch lòng tử cung?
Các nguyên nhân gây ra UDLTC sau sinh: tử cung co hồi chậm do mẹ mất máu nhiều, mẹ suy kiệt, có sót nhau, trương lực cơ tử cung của người mẹ kém do tử cung bị căng giãn quá mức, gặp trong các trường hợp thai to, đa thai, đa ối, chuyển dạ trong lúc sinh kéo dài, do mẹ vận động kém sau sinh. Nguyên nhân thứ hai, trên thực tế hay gặp là do cổ tử cung đóng kín làm sản dịch không thoát ra ngoài được, nguyên nhân này thường gặp trong những trường hợp sinh mổ mà chưa vào giai đoạn chuyển dạ, nên cổ tử cung không có hiện tượng xóa mở. Trong lúc mổ sinh, bác sĩ phải nong cổ tử cung để cho cổ tử cung mở ra, giúp cho sản dịch thoát ra ngoài.
Nhận biết như thế nào?
Quá trình thoát dịch sau sinh, diễn tiến đến ngày thứ 12 - 13 trở đi là sản dịch nhợt dần và đáy tử cung ta không sờ thấy được nữa. Nhưng trong một số trường hợp UDLTC có kèm theo nhiễm trùng thì có thể phát hiện được ngay sau 3 - 4 ngày sau sinh, biểu hiện tử cung co hồi chậm, tử cung còn to khi sờ thấy rõ trên thành bụng, ấn vào cảm giác đau, sản dịch ra có mùi hôi và người mẹ có sốt cao, lạnh run. Lúc đó phải nhập viện ngay. Còn lại đa số UDLTC không có nhiễm trùng đi kèm thì thường kéo dài trên 3 tuần, với các dấu hiện, ra huyết âm đạo có màu sậm loãng, có lúc nhiều lúc ít. Nếu vệ sinh kém có thể có mùi hôi. Ban đầu có thể toàn thân không sốt, nhưng về sau có thể sốt nhẹ rồi chuyển sang sốt cao. Thời điểm người mẹ có sốt cũng có thể trùng lắp với sốt kèm hiện tượng cương sữa, trong trường hợp này khi ta nặn hết sữa ra, hai vú không căng, nếu có sốt xảy ra thì đó là nguyên nhân của UDLTC, khi dùng thuốc hạ sốt có thể giảm sốt, nhưng khi hết thuốc lại xuất hiện sốt trở lại.
>> Xem thêm: Ứ dịch tử cung sau khi phá thai
Cách điều trị
Khâu chăm sóc: mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Mẹ vận động sớm, sang ngày thứ 2 trở đi, có thể đi lại trong nhà, tránh nằm lâu. Cho bé bú mẹ sớm.
Có thể dùng thuốc hạ sốt, khi đo nhiệt độ 38,50C trở đi, lau mát và uống nhiều nước.
Kết hợp mát-xa bụng giúp cho tử cung co bóp để tống sản dịch ra.
Đi khám bệnh ngay, trường hợp ứ dịch nhiều, bác sĩ sẽ nong cổ tử cung bằng tay hay bằng dụng cụ và có thể dùng ống hút Karman để hút chất dịch ra. Dùng thuốc co hồi tử cung như Oxytocin tiêm bắp hay pha loãng với dung dịch Natrichlorua 0,9% truyền tĩnh mạch. Kết hợp uống hay ngậm Misoprostol, giúp tử cung co hồi được tốt hơn. Dùng thuốc kháng sinh toàn thân, ngừa nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh: Augmentin, Cifixim, Zinnat.
Kết hợp dùng thuốc trợ sức, nâng sức đề kháng như vitamin C, Enervon.
Làm sao để phòng ngừa?
Cần loại trừ các nguyên nhân gây ra UDLTC.
Sau sinh người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất, tăng lượng đạm và canxi trong bữa ăn hàng ngày. Vận động sớm, tránh nằm lâu một tư thế nằm ngửa trên giường, có thể nằm sấp khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày giúp cho sản dịch được thoát ra ngoài. Sau sinh không nên nằm ngửa chéo chân lâu, vì sản dịch khó thoát ra ngoài.
Cho con bú mẹ sớm là một cách giúp cho tử cung co hồi được tốt nhất, vì khi người mẹ cho bé bú, cơ thể mẹ tiết ra chất Oxytocin, đây là chất nội tiết giúp cho khả năng co hồi tử cung được tốt, để tống sản dịch ra ngoài.
Ứ dịch lòng tử cung không được xử lý bằng cách giúp cho thoát dịch ra ngoài có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu sản, nếu đi kèm vệ sinh kém. Do dịch ứ đọng, vi trùng xâm nhập qua cổ tử cung vào lòng tử cung gây nhiễm trùng hậu sản. Khi ứ đọng dịch trong lòng tử cung mức độ nhiều có thể là rối loạn chức năng đông máu ở người mẹ, điều này cũng rất nguy hiểm.
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn: 028 6285 7515
Link tư vấn miễn phí: nhấn vào đây